Chứng khóc đêm (dạ đề)

Thứ sáu, 06/06/2014, 09:57 GMT+7

1 Tỳ hàn

Lá lách lạnh thì xuất hiện chứng: mặt xanh trắng, môi lưỡi trắng nhợt, hay có các chứng như: nôn mửa, la lỏng, đi lỵ ra mũi trắng, đau bụng da vàng, phù thũng, chân tay lạnh...

Phép chữa: Phải ôn tỳ (làm cho ấm lá lách) nên dùng bài: 

Hoắc phương   8 phân

Hậu phác         5 phân

Sa nhân           5 phân

Trần bì             5 phân

Chích thảo (nướng trên lửa cho xém) 5 phân

Sinh khương     2 lát

Các vị sắc đặc uống nóng, hoặc tán bột hoàn hổ làm thuốc viên, lớn nhỏ tuỳ ý, thuốc này nếu gia Thương truật, Bạch chỉ, Tô cánh, Xuyên khung, Hương phụ, Sơn tra (sao đen), Mạch nha (sao đen), thì chữa được chứng cảm khí lạnh ăn uống không tiêu mà đình tích lại.

2 Tâm nhiệt

(Tim nóng) thì mặt đỏ, đầu lưỡi đỏ, hay có các chứng như: đau mắt, đau lưỡi (sưng tay cứng) buồn phiền khát nước, đái đục, có khi đái ra máu...

Phép chữa: phải Thanh tâm (làm cho trong mát trái tim), nên dùng bài: 

Sinh địa           2 đồng cân

Mộc thông             1 đồng cân

Mạch môn       1 đồng cân

Xa tiền (sao)         1 đồng cân

Trúc điệp        1 đồng cân

Cam thảo              3 phân

Gia:                                                              

Đăng tâm                                                      1 nắm

Xuyên liên                                                     5 phân

Các vị sắc đặc uống nóng.

Hoặc dùng bài:

Đăng hoa (Hoa đèn dầu ta) 3 viên (hạt tròn).

Một vị sắc uống. Ngoài ra chớ nên cho uống nhảm những thứ thuốc tiêu đàm pháp khí để đến nỗi tổn hại đến chân nguyên.

Bài 1:

Thanh đại                                                                     3 phân

Đăng tâm (cỏ bấc ta)                                                   10 sợi

Cả hai vị sắc uống (chữa chứng mặt đỏ, tim nóng).

Bài 2:

Lấy Thuyền thoái (xác con ve sầu), trai dùng 7 cái, gái dùng 9 cái vặt bỏ đầu và chân, chỉ lấy khúc đít đem sao tán nhỏ: dùng lá Bạc hà 3 phân sắc lấy nước làm thang mà uống với thuốc bột ve sầu, khỏi ngay. Còn bài: dùng Ô dược 5 phân đun nước uống, cũng hay (bài này chữa chứng ban ngày khóc nhiều).

Phép chữa ngoài:

Dùng Đạm đậu kỹ, Sinh khương (gừng), mấy củ hành, đập nát cả ra cho vài hạt muối sao nóng bọc vào khăn mà chườm bụng thì khỏi (bài này chữa con nít gò lưng khóc, đó là đau bụng vì bị khí lạnh).

Lấy Chu sa mài với nước giếng mới gánh mà bôi chỗ lõm ngực và giữa các bàn chân bàn tay thì khỏi.

Lấy bút lông viết hai chữ: Tý Ngọc (77) đem dán trên rốn thì khỏi khóc.

Lấy Ngũ bột tử tán nhỏ hoà với nước bọt làm bánh rịt trên rốn lấy vải buộc lại.

Ngô thù 5 đồng cân tán nhỏ hoà với dấm thanh đắp vào 2 gan bàn chân rồi lấy vải buộc lại thì khỏi khóc.

Vì đau bụng mà khóc thì gò lưng lại, nhưng có nước mắt (nếu không là kinh), dùng: lá trầu không hơ trên ngọn đèn dầu ta cho nóng mà chườm bụng rốn thì khỏi.