Phương Thuốc Trị Khỏi Bệnh Vảy Nến

Thứ ba, 27/05/2014, 15:22 GMT+7

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mãn tính được biết đến từ thời thượng cổ và là những bệnh ngoài da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khi mắc bệnh có triệu chứng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, bệnh vẩy nến thường hay xuất hiện ở da đầu, đầu gối, chân, cánh tay, khuỷu tay…

 

Bệnh vảy nến do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì (ngoài da), điều trị rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị.

 

 

 

 

 

 

 

 


20130320_084124

 

 

 

 

 

 

 

 

 

( Hình ảnh chụp trực tiếp tại Bắc Việt )

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số. Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…

Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm như bao người nhầm tưởng.

Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì?

Đặc điểm bệnh vẩy nến rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ. Người bị bệnh vẩy nến thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều. Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa... thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.

- Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20cm hoặc lớn hơn.

Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

- Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.

- Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.


20130316_073028

 

 

 

     
 

 


 

( Phòng khám Bắc Việt )

 

 


20120623_123505

 

 

 

 

 
 

 

 

   ( Bệnh nhân ngồi chờ tới lượt khám bệnh )



20130817_09302820130817_092845

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 ( Chụp trước và sau khi điều trị )

 

Hiện nay chưa có một chế độ ăn chuyên biệt nào dành riêng cho bệnh nhân vảy nến vì hầu hết nghiên cứu vẫn chưa xác định được mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân nhận thấy có một số thực phẩm làm triệu chứng bệnh nặng hơn trong khi một số thực phẩm khác lại làm giảm tình trạng viêm do vảy nến.

5 nhóm thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bệnh nhân vảy nến

1. Chất chống oxy hóa

buoi-7199-1383931186.jpg

Bưởi giàu chất chống oxy hóa.

Có trong các loại trái cây như nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế. Chất này cần thiết để ngăn cản sự hình thành leukotriene, đây là thủ phạm khiến vảy nến nặng hơn.

2. Folate

Có trong ngũ cốc, đậu lăng, lúa mì, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá và nước cam. Folate giúp phân chia tế bào da cho một làn da khỏe mạnh.

3. Beta carotene

Có trong cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài. Beta carotene giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể, điều này cần thiết cho làn da khỏe mạnh.

carot-3302-1383931186.jpg

4. Kẽm

Có trong sò và các thực phẩm có ngũ cốc. Thiếu kẽm thường thấy ở bệnh nhân vảy nến.

5. Axit béo omega -3

Có nhiều trong các loại cá như cá mòi, cá thu và cá hồi; hạt lanh, hạt hướng dương  và hạt mè... Axit béo Omega-3 giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi steroid mà không làm tình trạng bệnh vảy nến xấu hơn.  

Bên cạnh đó, nên tránh một số loại thực phẩm sau:

- Họ cam quýt, cả trái cây lẫn nước ép.

- Đường, cả đường tinh luyện lẫn tự nhiên.

- Thực phẩm chiên xào lẫn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt nguội...

- Thức ăn nhiều gia vị.

- Hạt tiêu.

- Chocolate.

- Trứng (một số bệnh nhân thấy trứng là một yếu tố khởi phát vảy nến, cần loại trừ, sau đó sử dụng lại và đánh giá).

- Chế độ ăn không có gluten (một loại protein có trong lúa mì và một số ngũ cốc) có thể tốt cho bệnh nhân dị ứng hay nhạy cảm với gluten.

- Rượu bia có thể gây những đợt bùng phát vảy nến vì kích thích sự phóng thích histamine làm nặng tổn thương da. Bệnh nhân vảy nến nên tránh sử dụng rượu bia hay chỉ uống ở mức vừa phải.

- Nên thay thế thịt đỏ bằng cá hồi, cá thu, cá mòi và sò ít nhất 3 lần một tuần. Ngoài ra, một số loại thức ăn có thể làm tăng hay giảm tác dụng của một số thuốc điều trị vảy nến. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thức ăn nào nên tránh khi đang sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Nên thay thế thịt đỏ bằng cá hồi, cá thu, cá mòi và sò ít nhất 3 lần/ tuần

Nên thay thế thịt đỏ bằng cá hồi, cá thu, cá mòi và sò ít nhất 3 lần một tuần. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân vảy nến mà béo phì có nguy cơ bị vảy nến nặng và tiến triển thành vảy nến khớp, cũng như xuất hiện các bệnh khác liên quan đến vảy nến như tim mạch, tiểu đường.

Vì thế, Y Khoa Bắc Việt khuyến cáo, người bệnh vảy nến cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, kết hợp với tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng vừa phải nhằm giảm mức độ nặng của vảy nến và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan.

==> Quý khách xem thêm hình bệnh Vảy Nến tại đường Line sau :

http://www.ykhoabacviet.com/hinh-anh/benh-vay-nen-17.html

http://www.ykhoabacviet.com/hinh-anh/benh-vay-nen-17.html

Tại Bắc Việt, chúng tôi có phương pháp điều trị chuyên biệt. Bên trong uống, bên ngoài tắm bằng thuốc và dùng thuốc xức ( Bí quyết gia truyền ). Kết hợp dùng dinh dưỡng liệu pháp. Giúp bệnh khỏi hẳn, mà rất ít trường hợp tái phát.

Lương y : Nguyễn Văn Tuấn - Hotline :090.7373.090