Thời tiết lúc giao mùa dễ khiến trẻ nhỏ sổ mũi, các mẹ chớ có lo lắng quá mà vội cho con nhập viện, hoặc dùng kháng sinh tới tấp khiến cho cả mẹ và em bé rơi vào vòng luẩn quẩn lo lắng sợ hãi mà không hết bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 2, sổ mũi làm cho trẻ khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên.
Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...
Trẻ bị sổ mũi là nỗi lo của nhiều cha mẹ
Với thời tiết lúc giao mùa trẻ nhỏ rất dễ dẫn tới sổ mũi, các mẹ chớ có lo lắng quá mà vội cho con nhập viện, hoặc dùng kháng sinh tới tấp khiến cho cả mẹ và em bé rơi vào vòng luẩn quẩn lo lắng sợ hãi mà không hết bệnh.
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp đối phó với triệu chứng thông thường này tại nhà mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Xông hơi
Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé.
Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Cha mẹ có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Nước muối
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.
Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.
Cách nhỏ mũi đúng cách cho trẻ:
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường trả lời trang Vnexpress đã chỉ ra 3 bước nhỏ mũi đúng cách:
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
- Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.
Làm ẩm không khí
Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.
Nâng cao đầu bé
Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường, hành động này sẽ giúp rút chất nhầ
Chú ý
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
An Nguyên (Tổng hợp)